TIN SAO VIỆT - Vừa qua, Chương trình hòa nhạc thính phòng quốc tế "CELLO Fundamento 2" do nhà sáng lập – Nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân cùng Cham Việt Nam phối hợp tổ chức vào đêm 30/8/2017 đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của gần 600 khán giả - lấp kín ghế ngồi Nhà hát Lớn.
Cello Fundamento 2 tiếp tục gây ấn tượng mạnh với khán giả Việt.
Trong 120 phút của chương trình, dàn nhạc thính phòng London - London Symphony Orchestra tại sân khấu Nhà hát Lớn đã đem đến cho khán giả Hà Nội một bữa tiệc âm nhạc đầy hứng khởi, mở đầu bằng tiết mục "Trio for Cello, Clarinet and Piano" do 3 nghệ sĩ Razvan Suma, Trần Khánh Quang và Goitii Daniel biểu diễn.
Tiếp theo là những bản Sonata nhẹ nhàng du dương khiến khán giả tập trung ánh mắt cao độ. Suốt gần 2 tiếng, 7 nghệ sĩ tài năng đã chinh phục hoàn toàn những người có mặt tại buổi hòa nhạc.
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong tháng 8 Nhà hát Lớn Hà Nội có một cảnh tượng thú vị đến thế: hàng ngàn người, im lặng, cùng hoà mình vào âm nhạc, thưởng thức những tiếng đàn trầm bổng du dương cuốn hút.
Đáp lại thịnh tình của khán giả Hà Nội, nữ nghệ sĩ Cello Đinh Hoài Xuân - người sáng lập chương trình hòa nhạc gửi tặng một món quà đặc biệt trong đêm diễn, đó là tác phẩm dân ca Việt Nam "Gà Gáy" được hòa âm phối khí và biss với nhạc thính phòng.
Sự kiện hòa tấu âm nhạc thính phòng thường niên CELLO Fundamento năm thứ 2 có sự hiện diện của nhiều nghệ sĩ/nhân vật nổi tiếng như: Giáo sư Ngô Bảo Châu, Dịch giả Trịnh Lữ, Giáo sư âm nhạc Vũ Hương, Tiến sĩ violin Bùi Công Duy, nhạc sĩ Thanh Phương, MC Anh Tuấn, Đạo diễn Nguyên Lê, ca sĩ Đinh Mạnh Ninh, ca sỹ Duy Khoa… hơn 50 cơ quan báo chí truyền thông. Chương trình đã được ghi hình và sẽ phát sóng lại bởi Đài Truyền hình VTV, Đài Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình VTC, Đài Truyền hình Tuổi trẻ… Với sự thành công và sức lan tỏa mạnh mẽ, CELLO Fundamento concert 2 trở thành một dấu mốc mới trong lịch sử Nhà hát Lớn Hà Nội.
CELLO Fundamento concer 2 ngay từ những ngày đầu tiên đã thu hút đông đảo sự quan tâm của khán giả yêu âm nhạc cổ điển. Đêm nhạc đã tạo nên không gian âm nhạc thính phòng cổ điển tiêu chuẩn dành riêng cho khán giả thủ đô, trở thành một trong những trải nghiệm thú vị nhất cuối tháng 8 này.
Từ đầu đến cuối đêm diễn, không gian cổ kính của Nhà hát Lớn chỉ ngập tràn trong thanh âm quyến rũ từ những nhạc cụ cổ điển. Mỗi nhạc cụ, mỗi màu sắc âm thanh khác nhau, cùng hòa quyện trọn vẹn trong từng tác phẩm: giai điệu trầm ấm của cello, cao vút của violin, mềm mại của piano và ngân nga của kèn clarinet.
Điểm nhấn trong toàn bộ đêm diễn là tiết mục cửu tấu (một hình thức rất hiếm thấy trong nhạc thính phòng). Tác phẩm được nhạc sĩ Lưu Hà An phối khí lại dành riêng cho các nghệ sĩ của CELLO Fundamento. Biss "Gà gáy" được trình diễn bởi 3 cello, 2 violin , 2 bộ gõ, 1 piano, 1 kèn clarinet. Xuất phát là một bài dân ca của dân tộc Cống Khao – Lai Châu, khắc họa công việc hàng ngày của người dân miền núi, thức giấc khi tiếng gà trống gáy vang khắp bản làng. “Gà gáy” mới hơn, màu sắc hơn với sự kết hợp những giai điệu ngân nga của kèn clarinet, hòa cùng nhịp nhàng với tiếng piano và bộ đàn dây, đậm âm hưởng thính phòng.
Chúng ta thường biết đến âm nhạc cổ điển chỉ dành cho tác phẩm âm nhạc kinh điển, nhưng với sức sáng tạo nghệ thuật, những tác phẩm dân gian cũng có thể chơi trên nền nhạc cổ điển và được viết cho cả dàn nhạc. Là người sáng lập nên chương trình, điều nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân mong muốn không chỉ là mang nền âm nhạc thính phòng cổ điển thế giới vốn đã không phổ biến tại Việt Nam đến gần hơn với khán giả trong nước mà còn là đưa âm nhạc nước nhà đến với bạn bè thế giới bằng con đường mới lạ và tinh tế.
Tiền thân của chương trình "CELLO Fundamento" là chuyến lưu diễn Violoncello Concert diễn ra vào tháng 12/2016 tại Học viện âm nhạc Huế (21/12), Nhạc viện TP Hồ Chí Minh (26/12), Heritage Space Hà Nội (30/12) và kết thúc bằng buổi biểu diễn tại FLC Sầm Sơn Thanh Hóa (31/12).
CELLO Fundamento ra đời từ tình yêu dành cho âm nhạc cổ điển, dành cho cây đàn cello của nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân. Cô luôn mong muốn dùng niềm yêu nhiệt thành của mình đưa âm nhạc cổ điển thế giới vốn đã không phổ biến tại Việt Nam đến gần hơn với khán giả trong nước
Cái tên "CELLO Fundamento" đã ra đời trong cuộc trò chuyện giữa nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân và giáo sư ngôn ngữ học, nghệ sĩ violin Trịnh Hữu Tuệ. "CELLO Fundamento" lấy cảm hứng từ vai trò quan trọng gắn kết của cello trong dàn nhạc thính phòng cổ điển, từ vai trò chủ dạo của cello trong đêm diễn tối 30/08 và từ chính tình yêu và ham muốn lan tỏa tiếng đàn cello trầm ấm, quyến rũ rất riêng đến gần hơn với khán giả của nữ nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân. Cello không chỉ là điểm nối giữa hai tầng âm thanh trong dàn nhạc mà với âm sắc riêng biệt của mình, cello vẫn làm say đắm lòng người khi trở thành nhạc cụ solo.
Đinh Hoài Xuân đến với âm nhạc từ năm 10 tuổi, đã yêu cello từ cái nhìn đầu tiên và cello đã gắn bó, trở thành người bạn đồng hành của cô trong suốt cuộc đời. Đinh Hoài Xuân là Thủ khoa Violoncello Học viện Âm nhạc Huế năm 2005. Cô tốt nghiệp xuất sắc Thạc sĩ biểu diễn Violoncello tại Học viện Âm nhạc Việt Nam năm 2012 và hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành biểu diễn Cello tại Đại học âm nhạc quốc gia Bucharest, Romania.
Đôi nét về 8 nghệ sĩ khác cùng tham gia trình diễn:
1/ Aleksiy Shadrin - Quốc tịch: Ukraine - Nhạc cụ: Cello
Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, Aleksiy Shadrin đã có 7 năm theo học tại trường Âm nhạc đặc biệt cho trẻ em năng khiếu, IP Kotlyarovski (State University of Arts Kharkov). Shadrin đã người chiến thắng trong nhiều cuộc thi âm nhạc quốc tế như giải nhất tại cuộc thi âm nhạc quốc tế Mykola Lysenko lần thứ 4 vào tháng 11/2012 với bài biểu diễn Dvorak Cello Concerto ở vòng chung kết; giải đặc biệt cho phần biểu diễn xuất sắc nhất cùng với tác phẩm Mykola Lysenko.
2/ Amalia May Hall - Quốc tịch: New Zealand - Nhạc cụ: Violin
Mệnh danh là thần đồng âm nhạc, Amalia May Hal là một trong những nghệ sĩ violin trẻ tuổi nhất đến từ New Zealand. Hiện tại, cô là nhạc trưởng của Dàn nhạc Wellington, đồng thời là giảng viên tại Đại học Waikato. Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 9 tuổi cùng với Dàn nhạc Philharmonia Auckland, Hall đã trở thành nghệ sĩ độc tấu trong dàn nhạc. Cô cũng biểu diễn với tư cách là nghệ sĩ độc tấu với các dàn nhạc ở châu Âu bao gồm I Virtuosi Italiani, Munich Chamber và NDR Radiophilharmonie. Ngoài các buổi biểu diễn, các buổi hòa nhạc trên khắp Châu Âu, Mỹ, Mexico và New Zealand; Hall còn có các tour lưu diễn cho Chamber Music New Zealand, Curtis on Tour và là thành viên của nhóm nhạc New Zealand Chamber Soloists. Hall cũng thu âm các tác phẩm thính phòng cho Bridge Records và Atoll Records.
3/ Iulian Ochescu - Quốc tịch: Romania - Nhạc cụ: Pianao
Iulian Ochescu đã giành hơn 20 giải thưởng trong nước và quốc tế như: Giải nhất tại Giải thưởng J.S. Bach và cuộc thi Millenium Piano International Competition, giải nhất tại cuộc thi Pro Piano-Romania International Competition. Ochescu hoạt động như một nghệ sỹ solo với các dàn nhạc thính phòng như Ion Dumitrescu Philharmonic Orchestra. Anh cũng tham gia dự án SoNoRo Interferențe, nghiên cứu và làm việc với các nghệ sỹ khác như: Alexander Bouzlov, Boris Brovtsyn, Corinne Chapelle, Alissa Margulis và Răzvan Popovici. Năm 2016, Ochescu là nghệ sỹ piano chính thức tham gia cuộc thi George Enescu International Competition dành cho cello.
4/ Răzvan Gabriel Suma - Quốc tịch: Romania - Nhạc cụ: Cello
Ngay từ năm 7 tuổi, Răzvan Gabriel Suma đã giành được giải thưởng đầu tiên tại "Cântarea României" Festival năm 1984. Anh đã biểu diễn với hơn 25 dàn nhạc trên khắp châu Âu. Suma đã biểu diễn cùng với Teatro Regio di Torino ở Ý, Sofia Philharmonic Orchestra của Bulgaria, dàn nhạc Vogtland Philharmonic tại nhà hát Plauen ở Đức. Suma cũng biểu diễn với tư cách nghệ sĩ độc tấu với Philarmonie der Landen ở Đức, Radio Chamber và dàn nhạc quốc gia Bucharest, và với mọi dàn nhạc lớn ở Romania. Anh cũng đã từng là nghệ sĩ solo của dàn nhạc Moldova Philharmonic Orchestra ở Chisinau, Cộng hòa Moldova.
5/ Bashynskyi Anton - Quốc tịch: Ukraine - Nhạc cụ: Piano
Ngay từ khi còn nhỏ, Anton Bashynskyi đã được tiếp xúc với âm nhạc qua mẹ mình. Bashynskyi đã học tại những trường về âm nhạc nổi tiếng như National Tchaikovsky Akedemie tại Kiev hay University of Art and Design KUG. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, anh đã tham gia rất nhiều cuộc thi trong nước cũng như quốc tế và giành được nhiều giải thưởng danh giá. Bashynskyi giành giải đặc biệt tại cuộc thi Piano quốc tế Antonio Napolitano tại Italy vào năm 2014. Hai năm sau, anh giành giải ba tại cuộc thi Dmitry Shostakovich Piano Competition tại Ukraine. Cũng trong năm 2016, anh cùng với nghệ sĩ Violin Karol Danis đã giành giải nhất tại Concorso Internazionale di Esecuzione Musicale "Premio Citta di Padova" lần thứ 14 tại Italy.
6/ Goiti Daniel - Quốc tịch: Romania - Nhạc cụ: Piano
Daniel Goiti là một trong những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất ở Romania và Đông Âu. Goiti đã biểu diễn với tư cách là nghệ sĩ độc tấu với các dàn nhạc có uy tín ở Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đức, Áo, Hy Lạp, Nhật Bản, và Israel. Goiti là người nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, bao gồm giải thưởng Kawai, huy chương vàng tại cuộc thi A. Schnabel, Berlin, Đức, cũng như người chiến thắng trong cuộc thi quốc tế George Enescu, Liên đoàn các nhà soạn nhạc Romania và huy chương vàng tại nhiều cuộc thi piano khác của Rumani. Goiti tốt nghiệp Học viện Âm nhạc có uy tín G. Dima ở Cluj-Napoca, Rumani, nơi ông hiện là Giáo sư về Piano và Trưởng Bộ phận Piano.
7/ Trần Khánh Quang - Quốc tịch: Việt Nam - Nhạc cụ: Clarient
Trần Khánh Quang nhận được bằng Thạc sỹ Âm nhạc về Clarinet Performance với điểm xuất sắc cuối cùng của trường Boyer College of Music ở Philadelphia, Pennsylvania năm 2013, khi đó anh là sinh viên của Paul Demers và là thành viên của dàn nhạc Philadelphia. Trần Khánh Quang đã xuất hiện với tư cách là nghệ sĩ độc tấu trong dàn nhạc giao hưởng Hà Nội và dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam, dàn nhạc giao hưởng Thanh niên Đông Nam Á (2003, 2004, 2005, 2006), dàn nhạc giao hưởng American Wind, dàn nhạc Academy Quốc tế Canton Trung Quốc (2006, 2007), Dàn nhạc trẻ Châu Á (2008, 2010, 2013) và Dàn nhạc giao hưởng Temple Symphony.
8/ Trịnh Hữu Tuệ - Quốc tịch: Việt Nam - Nhạc cụ: Viloin
Trịnh Hữu Tuệ sinh ra trong một gia đình không có truyền thống âm nhạc. Khi bố mẹ quyết định cho anh học đàn, anh đã chọn violin. Trịnh Hữu Tuệ bắt đầu với thầy Dương Văn Chinh, sau đó anh chuyển qua học với các thầy Nguyễn Khắc Văn, Nguyễn Bích Ngọc, và Nguyễn Anh Tuấn. Khi sang Mỹ cùng gia đình, anh tiếp tục học violin thêm một thời gian tại New York, với hai người thầy là Louise Behrend và Masao Kawasaki. Sau đó anh rời âm nhạc, chuyển sang ngôn ngữ học. Trinh Hữu Tuệ bắt đầu tập lại violin từ cách đây hai năm, sau hơn 15 năm rời xa cây đàn. Qua một nhiều sự tình cờ, anh gặp Đinh Hoài Xuân, và đây chính là cái duyên đưa anh đến với Cello Fundamento 2017.
Dù CELLO Fundamento concert 2 đã kết thúc nhưng chương trình sẽ để lại những dấu ấn còn mãi trong lòng khán giả, góp phần mang âm nhạc cổ điển đến gần hơn với khán giả thủ đô. Sự kiện hòa nhạc thường niên CELLO Fundamento sẽ quay trở lại vào tháng 1/2018.
Hãy truy cập website hoặc fanpage chương trình để biết thêm chi tiết.
Website: www.cellofundamento.com
Email: cellofundamento@gmail.com
Ivan Nguyen | Tin Sao Việt
Bài viết đóng góp, xin gửi về:
media@goldstar.com.vn